Bắt đầu bởi chữ "TÂM" Trung tâm y tế huyện Vĩnh Thạnh luôn nổ lực đem lại cho mọi người sự thân thiện, yên tâm về sức khỏe và nhiều giải pháp tối ưu nhất cho mọi gia đình. Sức khỏe của ban là niềm vui của chúng tôi. Hãy để chúng tôi phục vụ mọi gia đình.

1
3

Tin ngành y

Bệnh gai cột sống - triệu chứng và cách phòng ngừa

Ngày Đăng : 17/11/2017

Thưa quý vị và các bạn! trong phần cuối chuyên mục Sức khỏe và Đời sống hôm nay, chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn bài viết nói về Bệnh gai cột sống, triệu chứng và cách phòng ngừa. Sau đây mời quý vị và các bạn cùng theo dõi nội dung chương trình.

Thưa quý vị và các bạn! Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng ở xung quanh khớp. Gai cột sống thường bắt gặp ở những người lớn tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa theo thời gian, tỉ lệ mắc bệnh này ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Mặc dù vậy, phụ nữ ở tuổi mãn kinh cũng có thể bị gai cột sống. Hoặc  cũng có thể mắc bệnh này sau khi bị chấn thương, tai nạn làm hư hại xương và khớp ở cột sống…

Viêm khớp cột sống, sẽ làm cho phần sụn ngày một hao mòn dần, thô ráp, các thành phần quanh khớp như là dây thần kinh, dây chằng và đĩa đệm cũng bị tổn thương và thoái hóa. Khi 2 bề mặt xương cọ xát lên nhau sẽ tạo ra gai xương gây bất lợi mỗi khi cử động. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác dẫn tới gai cột sống là lao động không đúng tư thế, ăn uống không đủ chất, do yếu tố di truyền, béo phì.

Triệu chứng rõ nhất là đau bả vai, cánh tay, đau vùng lưng, chân và cổ vì khi đó gai đang cọ xát với rễ thần kinh hay xương, dây chằng. Nếu người bệnh ngưng cử động thì cơn đau cũng sẽ biến mất. Khi nâng vật nặng hay khom người xuống phía trước cũng gây ra tình trạng đau nhức. Người bệnh cảm thấy mất cân bằng và mất cảm giác ở phần cột sống có liên quan. Người bệnh gai cột sống hay bị đau thắt lưng, đau vai và tê mỏi. Khi ngồi thì người bệnh có cảm giác đau hơn so với khi đứng. Tuy nhiên, nếu đứng lâu thì cũng đau không kém. Một số trường hợp thậm chí không kiểm soát được vấn đề đi vệ sinh.

Trong trường hợp gai chèn ép vào hệ thần kinh, làm cho đau các chi, người bệnh khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, thì cần phải phẫu thuật để cắt bỏ gai. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng chỉ là biện pháp tạm thời, vì gai xương sau này vẫn có thể phát triển lại vì đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể, để đối phó với tình trạng viêm cột sống. Người bệnh gai cột sống có thể điều trị lâu dài bằng cách sử dụng thuốc giãn cơ hoặc các loại thuốc giảm đau thường dùng cho đau cấp tính. Ngoài ra, người bệnh có thể massage, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, điện xung hay sóng ngắn.

Để phòng ngừa bệnh này, người bệnh nên hạn chế mang vác vật nặng, tránh đứng ngồi sai tư thế, chơi thể thao quá sức; không nên nằm trên ghế, võng hay nệm mềm. Hạn chế ngửa cổ hoặc xoay cổ. Nếu là người béo thì nên giảm cân tối đa, để giảm áp lực trọng lượng lên cột sống. Bồi bổ dưỡng chất, ăn nhiều thức ăn có chứa canxi như ăn cá…

Trong các hoạt động sinh hoạt cá nhân hàng ngày, tránh các chấn thương tối đa lên vùng cột sống như tai nạn hay chơi thể thao. Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các động tác có liên quan đến vùng cột sống thắt lưng, sẽ giúp cho khu vực đó luôn khỏe mạnh. Người bị béo phì nên giảm cân để giảm áp lực lên cột sống.

( Tổ truyền thông- GDSK)



Bài viết liên quan:

Đường dây nóng

Hỗ trợ tư vấn

Video clip

Mạng xã hội

Hình ảnh hoạt động