Bắt đầu bởi chữ "TÂM" Trung tâm y tế huyện Vĩnh Thạnh luôn nổ lực đem lại cho mọi người sự thân thiện, yên tâm về sức khỏe và nhiều giải pháp tối ưu nhất cho mọi gia đình. Sức khỏe của ban là niềm vui của chúng tôi. Hãy để chúng tôi phục vụ mọi gia đình.

1
3

Tin ngành y

Bệnh Gút - Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngày Đăng : 17/11/2017

Ngày nay, do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu hợp lý của nhiều người, khiến tỷ lệ mắc bệnh Gút tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh.

Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin, đặc trưng của bệnh là tăng acid uric (a xít u ríc) máu,  gây lắng đọng các tinh thể urat ở các mô. Ở khớp gây ra viêm khớp cấp và mạn tính, ở mô mềm tạo ra hạt tô phi, ở thận gây ra viêm  thận kẽ, sỏi thận...Từ đây, Gút gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và kịp thời như: Biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận mạn, bệnh lý về tim mạch… và có thể tử vong.

Bệnh sẽ biểu hiện bằng các cơn đau ở các khớp, khớp có thể bị sưng to đỏ có thể có nước trong khớp đặc biệt là ngón chân cái (khớp bàn ngón) hay bị nhất, tuy nhiên các khớp khác đều có thể bị. Cơn đau rất nặng được mô tả dữ dội và nhiều khi bệnh nhân không dám đắp mền vì chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây ra cơn đau dữ dội. Cơn gout hay xảy ra sau 1 chấn thương nhẹ, sau bữa nhậu. Hoặc có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần và có thể tự bớt, nhưng nếu không điều trị những cơn này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và gây ra biến dạng hủy khớp gây tàn phế.

Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gút đó là do thói quen sinh hoạt: Thường gặp ở những người có thói quen uống đồ uống có cồn như bia, rượu. Ngoài ra còn có thêm nhiều yếu tố khác như: Yếu tố sức khỏe; Yếu tố giới tính; Yếu tố độ tuổi; Yếu tố gia đình…

Có thể phòng tránh được bệnh gút, bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học với mục đích, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại các mầm bệnh và duy trì hàm lượng acid urid trong máu ở mức độ vừa phải. Để đề phòng bệnh gout cần thiết lưu ý: Trong thực đơn hàng ngày nên ăn thêm: ngũ cốc, các loại rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ, hoa quả. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 15g thịt, cần tránh ăn phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ, các loại hải sản. Có thể ăn trứng, sữa, thịt trắng như thịt gia cầm, cá nạc; Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích. Tránh ăn những món ăn, cay nóng, hạn chế gia vị trong chế biến bữa ăn hàng ngày, hạn chế những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua, uống nước chanh... vì chính những chất chua lại làm bệnh nặng hơn. Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì. Lựa chọn môn thể thao hay bài tập phù hợp và tập luyện đều đặn mỗi ngày. Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế ăn các thực phẩm có tác dụng làm tăng hàm lượng acid urid trong máu. Uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc và giải độc cơ thể, có thể uống thêm nước khoáng kiềm để tăng khả năng bài tiết thải acid urid.

( Tổ truyền thông- GDSK)



Bài viết liên quan:

Đường dây nóng

Hỗ trợ tư vấn

Video clip

Mạng xã hội

Hình ảnh hoạt động