Bắt đầu bởi chữ "TÂM" Trung tâm y tế huyện Vĩnh Thạnh luôn nổ lực đem lại cho mọi người sự thân thiện, yên tâm về sức khỏe và nhiều giải pháp tối ưu nhất cho mọi gia đình. Sức khỏe của ban là niềm vui của chúng tôi. Hãy để chúng tôi phục vụ mọi gia đình.

1
3

Tin ngành y

BÁC SĨ MIỀN NÚI: Chưa có lực hút !?

Ngày Đăng : 14/11/2017

Không hút được bác sĩ từ nơi khác về, nhiều năm nay Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Vĩnh Thạnh xây dựng đội ngũ bác sĩ bằng nguồn y sĩ hiện có. ( Y sĩ + 4 năm = bác sĩ )

     Huyện Vĩnh Thạnh hiện có 21 bác sĩ, trong đó TTYT huyện có 14 bác sĩ (gồm 6 bác sĩ chuyên khoa I, 1 bác sĩ chuyên khoa sơ bộ, 1 bác sĩ đang học chuyên khoa II và 2 bác sĩ đang học chuyên khoa I).

    Bác sĩ Hứa Tự Thảo, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Nguồn bác sĩ về các TTYT huyện miền núi như Vĩnh Thạnh là cực kỳ khó khăn. Mỗi năm, TT đều chi kinh phí cho y sĩ ra Huế ôn thi, chấp nhận “tốn” một chút để 4 năm sau có bác sĩ, nhờ đó đã có đội ngũ bác sĩ tương đối để phục vụ và tăng cường cho trạm y tế xã”.

     TTYT huyện Vĩnh Thạnh có chỉ tiêu 70 giường bệnh, bình quân mỗi ngày có 80-90 bệnh nhân điều trị nội trú, ngày cao điểm là 120 bệnh nhân. Với lượng bác sĩ nói trên, bình quân mỗi khoa có 2 bác sĩ, cụ thể: 6 bác sĩ được bố trí ở các khoa lâm sàng, 2 bác sĩ ở khoa khám, 1 bác sĩ trực, còn 2 bác sĩ để cơ động. Như vậy, 14 bác sĩ này được bố trí “sít sao” cho công việc.

         Bác sĩ Thảo nhẩm tính, với hình thức đào tạo chuyên tu từ nguồn nội lực, những năm tới số bác sĩ của Trung tâm khá dồi dào. Trước mắt, năm 2011 Trung tâm có thêm 1 bác sĩ, năm 2012 có 2 bác sĩ, năm 2013 có 4 bác sĩ. 

bac-si-mien-nui

BS Hứa Tự Thảo: “Lo nhất là làm cách nào để thu hút bác sĩ từ các nơi khác về và giữ chân bác sĩ”.

Đội VSPD đi đào tạo bác sĩ, mọi chế độ lương, bổng dành cho người đi học đều được giữ nguyên.

   * Chưa có “lực hút” cho miền núi

        TT tạo điều kiện cho y sĩ đi học bác sĩ được xem là nguồn chính để có bác sĩ. Cách đây vài năm, TT cũng tính đến chuyện “hút” bác sĩ bằng cách trao học bổng học tập cho 2 sinh viên đỗ vào các trường Đại học Y Dược. Tuy nhiên, hình thức này không hiệu quả nhiều, vì phần lớn sinh viên không muốn ràng buộc nhận học bổng để sau khi tốt nghiệp về phục vụ tại TT ít nhất 5 năm. Vì thế, tính từ năm 1991 đến nay, số bác sĩ được đào tạo chính quy, bài bản về công tác tại TT chỉ có duy nhất 1 người.

         Bác sĩ Nguyễn Văn Huy, Trưởng khoa Ngoại sản, cho biết: “Không có chính sách thu hút bác sĩ về công tác, sinh viên mới ra trường thì bám trụ lại các thành phố lớn hoặc làm việc tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, cùng lắm là về TTYT các huyện đồng bằng. Ngoại trừ các bác sĩ đã công tác lâu năm, thu nhập ổn định, đã “lớn cây, bén rễ” thì mới không thể “nhổ”đi được nữa”.

          Những năm gần đây, môi trường làm việc tại TTYT huyện Vĩnh Thạnh đã được cải thiện đáng kể, nhiều máy móc thiết bị, triển khai các kỹ thuật vượt tuyến. Tuy nhiên, với một bác sĩ mới ra trường chỉ có duy nhất lương, tiền trực 35.000 đồng/24 giờ, không có thu nhập tăng thêm (vì bệnh nhân gần như 100% bảo

hiểm y tế); bác sĩ Huy khẳng định để thu hút nhân lực từ các nơi khác về là chưa đủ.

          Bác sĩ Hứa Tự Thảo lo lắng: “Bây giờ nguồn bác sĩ cho TT không lo nhiều nữa, nhưng làm cách nào để thu hút bác sĩ từ các nơi khác về và giữ chân bác sĩ?”.

          Hiện tại, các bác sĩ đang công tác tại các trạm y tế xã miền núi được Trung ương và tỉnh hỗ trợ khá nhiều, như: chế độ thu hút 140% tiền lương, đãi ngộ của tỉnh. Trong khi đó, với bác sĩ ở bệnh viện huyện miền núi như Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão lại chưa có chế độ thu hút.

          Ngày 22.3.2010, Thông tư liên tịch Liên bộ Y tế - Nội vụ - Tài chính huớng dẫn thực hiện Nghị định 64 về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định mức phụ cấp ưu đãi 40% được áp dụng cho nhân viên ở trạm y tế xã, trạm y tế cơ quan, trường học, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh và TTYT… Từ năm 2008, TT cũng đã có tờ trình UBND huyện hỗ trợ cho bác sĩ đang công tác, cụ thể: Hỗ trợ một lần 10 triệu đồng/bác sĩ (huyện hỗ trợ 7 triệu đồng, TT 3 triệu đồng); hỗ trợ hàng tháng 500 ngàn đồng/bác sĩ (huyện hỗ trợ 300 ngàn đồng, TT 200 ngàn đồng). Hỏi huyện, huyện bảo phải chờ trình lên tỉnh. Vì thế đến nay, bác sĩ và các nhân viên y tế đang công tác tại TTYT huyện Vĩnh Thạnh vẫn chưa được hưởng chế độ nào.

         “Bây giờ, TTYT chỉ có thể giữ anh em bác sĩ bằng cái tình và môi trường làm việc, còn lại thì chờ…” - bác sĩ Thảo lo lắng.

                                Thu Hiền (Báo Bình Định)



Bài viết liên quan:

Đường dây nóng

Hỗ trợ tư vấn

Video clip

Mạng xã hội

Hình ảnh hoạt động