Bắt đầu bởi chữ "TÂM" Trung tâm y tế huyện Vĩnh Thạnh luôn nổ lực đem lại cho mọi người sự thân thiện, yên tâm về sức khỏe và nhiều giải pháp tối ưu nhất cho mọi gia đình. Sức khỏe của ban là niềm vui của chúng tôi. Hãy để chúng tôi phục vụ mọi gia đình.

1
3

Y Đức Và Quy Tắc Ứng Xử

                      TƯ TƯỞNG Y ĐỨC HỒ CHÍ MINH

 

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn hướng tới một chủ nghĩa nhân văn cao cả và trong sáng. Điều đó đã trở thành hoài bão, là mục tiêu và động lực chiến đấu kiên cường và bất khuất của Người. Mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đi đến giải phóng triệt để con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi công việc. Mối quan tâm lớn nhất, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn quý nhất. Người đưa ra những tư tưởng, quan điểm về sức khỏe, về xây dựng và phát triển ngành Y tế Việt Nam từ những tinh túy văn hóa dân tộc và nhân loại. Trong hệ thống các quan điểm đó, vấn đề về y đức được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tư tưởng y đức của Người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển nền y học nước ta.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì và phát triển nòi giống và đã sản sinh ra nhiều danh y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh y dân tộc là hai đại danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế của dân tộc một khối lượng tri thức phong phú về y lý, y đức, y thuật và những bài thuốc quý. Cũng trong quá trình xây dựng nền y học dân tộc, các danh y của ta đã khẳng định yếu tố cơ bản, yếu tố gốc của người thầy thuốc là y đức. Làm nghề y là theo phương châm trị bệnh cứu người. Con người phải được đối xử bình đẳng trong chữa trị bệnh.

Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thành tựu kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều ưu điểm nhưng những tác động tiêu cực của nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giữ gìn phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Trước thực trạng đó, dưới ánh sáng của nghị quyết các Đại hội Đảng và vận dụng tư tưởng y đức Hồ Chí Minh, ngành Y tế đã tích cực nhạy bén, chủ động đề ra “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2010 và 2020″ và đề ra các quy định về y đức và tiêu chuẩn nâng cao y đức, cùng các vấn đề liên quan đến xây dựng và hoàn thiện nhân cách người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay. Đây là những công việc thật hợp lòng dân. Trong phạm vi chuyên đề này, chúng ta cùng chia sẻ với nhau về việc ngành Y tế học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức.

Không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y, nó đi liền với sự xuất hiện con người và chắc chắn sẽ tồn tại cho đến khi không còn sự sống của loài người trên trái đất này. Cũng không có nghề nào như nghề y mà một lỗi lầm hay một thiếu sót dù nhỏ lại có thể gây nên những tác hại lớn đến sức khỏe và thậm chí đến tính mạng của con người, mà người người mắc lỗi có khi không còn cơ hội sửa chữa, khắc phục được nữa. Đã từ lâu, người ta đã coi nghề y là một nghề quan trọng, đặc biệt, một nghề nhân đạo có quan hệ đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai nòi giống, đến sức khỏe và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.

Chính vì vị trí đặc biệt của ngành Y, mà hàng ngàn năm trước Công nguyên, lúc xã hội còn phụ thuộc vào thần quyền, tôn giáo, cả dưới các chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản, loài người từ Đông sang Tây đã nêu cao vấn đề y đức. Những lời thơ dân gian, những đạo luật, những điều thuyết giảng trong tôn giáo, những phần thưởng và hình phạt, những điều răn trong triết học và những lời thề của thầy thuốc, những lời dạy của các bậc danh y, những tiêu chuẩn, quy chế và luật pháp về y đức trong hành nghề y, dược… đã được sử dụng trong các thời đại khác nhau để giáo dục và bảo đảm giữ gìn đạo đức người thầy thuốc.

Hippocrate, Ông tổ nghề Y, 377 năm trước Công nguyên đã nêu lên những nội dung cụ thể về y đức trong lời thề mà đến nay từ thầy giáo đến các học sinh trường y, từ bác sĩ đến các nhân viên điều dưỡng, hộ lý đều ghi nhớ:

- “Tôi sẽ cho chế độ ăn uống có lợi cho bệnh nhân phù hợp với bệnh trạng, thể theo quyền hạn và suy xét của tôi, tôi sẽ không cho thuốc giết người, nếu có ai yêu cầu và cũng không khởi xướng một gợi ý như vậy”.

- “Tới nhà ai, tôi cũng chỉ vì quyền lợi của bệnh nhân, sẽ tránh tất cả mọi hành động đồi bại và nhất là những cử chỉ lả lơi trên thân thể nữ giới cũng như nam giới, bất kể người đó là người tự do hay nô lệ”.

- “Những điểm liên quan đến đời sống của người khác, đáng phải bảo mật, mà trong phạm vi hay ngoài phạm vi nghề nghiệp, tôi nhìn thấy hay nghe thấy, tôi sẽ không bao giờ thổ lộ”.

Ở Việt Nam, các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã có những di huấn về y đức quý báu để lại. Hơn 200 năm trước đây, ở nước ta, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người: Sống chết trong tay mình nắm, phúc họa trong một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”. Ông đã nêu lên chín điều răn dạy rất cụ thể và sâu sắc mà thầy thuốc thường gặp, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cố giáo sư Hồ Đắc Di, một trong những thầy thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam đã nói với nhiều lớp học viên ngành y: “Trong mọi nghề, có lẽ nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo là hai nghề cao thượng nhất: Một mang lại sự sống, một mang lại trí tuệ. Cả hai đều đòi hỏi lương tâm trong sáng”.

Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, trên cương vị là lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà văn hóa lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi, rèn luyện y đức – đạo đức của người thầy thuốc, người cán bộ y tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều nhất về đạo đức. Nếu như mọi người đều có thể tìm thấy trong di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh những quan điểm, tư tưởng đạo đức phù hợp với mình thì cán bộ, nhân viên ngành y, nhận rõ điều đó nhất. Có thể nói, sau đạo đức của người cán bộ cách mạng nói chung, đạo đức ngành Y được Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn đến nhiều nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành Y danh hiệu cao quý và đẹp đẽ nhất: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Đây chính là yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của các bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong nhữ



Đường dây nóng

Hỗ trợ tư vấn

Video clip

Mạng xã hội

Hình ảnh hoạt động